Xét nghiệm đường huyết thai kỳ và những thông tin cần thiết cho mẹ bầu

Tiểu đường, đái tháo đường là một căn bệnh xảy ra với rất nhiều mẹ bầu và gây nên nhiều biến chứng xấu cho mẹ và thai nhi. Để sớm phát hiện bệnh, nhanh chóng điều trị và tránh lưu lại các biến chứng nguy hiểm, bà bầu cần tiến hành các xét nghiệm đường huyết thai kỳ thường xuyên. Vậy xét nghiệm đường huyết thai kỳ là gì? Chi phí xét nghiệm đường huyết là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết thai kỳ là gì? 

Chỉ số đường huyết thai kỳ là mức đường huyết của người phụ nữ mang thai, nói cách khác đây là chỉ số đo lượng đường (glucose) trong máu khi mang thai. Khi bà bầu có chỉ số đường trong máu cao bất thường, vượt giới hạn cho phép đó là dấu hiệu cho thấy có thể mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là một bệnh nguy hiểm, sẽ gây một số biến chứng bất thường cho mẹ và thai nhi như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non,… Ngoài ra, bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng làm tăng tỷ lệ sinh mổ ở các mẹ bầu vì kích thước của em bé thường lớn hơn. Các bé được mẹ bầu mắc tiểu đường trong thai kỳ sinh ra sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh béo phì, suy hô hấp tạm thời, các bệnh huyết áp,… 

Do đó, mẹ bầu cần sớm phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường để tránh nguy hiểm đến mẹ và bé. Và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là phương pháp duy nhất giúp phát hiện bệnh.

Xét nghiệm đường huyết cách phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé
Xét nghiệm đường huyết cách phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé

Xem thêm: Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?

Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là bao nhiêu? 

“Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là bị tiểu đường” đây luôn là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết, mẹ bầu không mắc bệnh tiểu đường là khi lượng đường huyết trong máu của thai phụ nằm vào các mức sau đây: 

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).
  • Nếu các xét nghiệm cho thấy có ít nhất hai kết quả bất thường thì thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Căn cứ vào các mức đường huyết trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bầu có bị tiểu đường hay không dựa vào kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ. 

Vậy chỉ số đường huyết ở mức nào thì mẹ bầu được xác định bị tiểu đường? 

Theo các chuyên gia, thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ khi có 2 kết quả xét nghiệm bằng hoặc hơn giới hạn trên. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết thai kỳ được xác định nguy hiểm nó còn tùy thuộc vào từng giai đoạn khám bệnh của mẹ bầu.

Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn
Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn

– Chỉ số đường huyết thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên

Nếu có các dấu hiệu tiểu đường, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ. Trong đó:

  • Nếu mức đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, mức HbA1c > 6,5% hoặc mức đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol / L, thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol / L thì thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol / L thì đợi đến tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ rồi tiến hành thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống cho thai phụ để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Chỉ số đường huyết thai kỳ từ tuần 24-28 của thai kỳ

Khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi, nếu mẹ bầu có chỉ số xét nghiệm đường huyết thai kỳ lúc đói < 5,1mmol/L, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose để đánh giá kết quả chính xác hơn.

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ đánh giá kết quả tình trạng bệnh dựa trên chỉ số của đường huyết thai kỳ thu được, cụ thể như sau: .

  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường lâm sàn: Nếu lượng đường trong máu lúc đói > 7,0mmol/L.
  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Nếu xuất hiện một hoặc nhiều hơn ba mức chỉ sau:
    • Chỉ số lúc đói: ≥ 5,1 mmol/L
    • Chỉ số sau khi dung nạp glucose 1 tiếng: ≥ 10,0 mmol/L
    • Chỉ số sau khi dung nạp glucose 2 tiếng: ≥ 8,5 mmol/L
  • Mẹ bầu bình thường: Là khi kiểm tra cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn các giá trị trên. 

Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến nhất hiện nay

Mẹ bầu cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ bao lâu một lần?

Tầm suất các mẹ bầu tiến hành kiểm tra, xét nghiệm đường huyết thai kỳ sẽ khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra đường huyết tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và cơ địa của từng người.

Số lần xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Số lần xét nghiệm đường huyết thai kỳ
  • Mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu của mẹ bầu trước và sau bữa ăn, cũng như trước khi đi ngủ. 
  • Mẹ bầu bị tiểu đường khi đang mang thai: Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra lượng đường trong máu vào trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên kiểm tra lượng đường sau bữa ăn để có kết quả tốt nhất.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường loại 1: Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nữa đêm, (khoảng 3 giờ sáng). Nhiều trường hợp, mẹ bầu sẽ được bác sĩ khuyên nên xét nghiệm xeton trong nước tiểu lúc đói.

Để tầm soát lượng đường trong máu khi mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ít nhất 1 lần/tháng. Nếu mẹ bầu muốn an toàn hơn cho mình và con có thể đến gặp bác sĩ một tuần một lần.

Chi phí xét nghiệm đường huyết thai kỳ là bao nhiêu? 

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là một xét nghiệm cơ bản, mẹ bầu có có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở bất kỳ cơ sở ý tế nào, miễn đó là cơ sở uy tín. Thông thường chi phí thực hiện xét nghiệm có thể dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ. Tuy nhiên, chi phi xét nghiệm thức tế có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện trang thiết bị của các cơ sở, thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu, …

Cách phòng ngừa đường huyết thai kỳ cho mẹ bầu
Cách phòng ngừa đường huyết thai kỳ cho mẹ bầu

Xem ngay: Hướng dẫn cách xét nghiệm HIV tại nhà chi tiết mới nhất 2022

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nhưng, mẹ bầu hoàn toàn có thể tầm soát, phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách: 

  • Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên: Lượng đường sẽ di chuyển thành năng lượng cung cấp cho quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Do đó, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút để lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một cách hiệu quả giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ đó là kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Bà bầu nên ăn các thực phần nhiều chất xơ, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và calo. 
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: Mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin. Do đó, mẹ bầu phải chú ý đến cơ nặng cơ thể, không được để cơ thể tăng cân quá nhiều. 
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần hạn chế làm việc quá sức trong lúc mang thai để tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời giữ cho mình một tình thần luôn thoải mái, lạc quan.
  • Thực hiện kiểm tra đường huyết thường xuyên: Mẹ bầu cần chú ý và thường xuyên thực hiện các kiểm soát đường huyết ổn định, HbA1c dưới 6,5, giúp cơ thể tránh các bệnh như huyết áp cao, chân tay mặt bi phù nề,… Đồng thời, việc theo dõi sát sao các thay đổi của cơ thể, sẽ giúp mẹ bầu có thể phát hiện bệnh sớm và có phương phát điều trị kịp thời. 

Bài viết trên đây Phòng khám Hoàng Cầu đã cung cấp chi tiết các thông tin xét nghiệm đường huyết thai kỳ mà mẹ bầu nên biết. Mẹ bầu nên chủ động xét nghiệm đường huyết thai kỳ đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ chu toàn sức khỏe của mình và thai nhi.

Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại phòng khám phụ sản Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *