HIV – Căn bệnh thế kỷ mà có lẽ khi nhắc đến ai cũng phải giật mình. Đây được xem là một căn bệnh nguy hiểm gây tổn hại nhiều đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Có một số thắc mắc rằng trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật có nên xét nghiệm HIV không? Để có đáp án cho câu hỏi trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của phòng khám Hoàng Cầu nhé!
HIV là gì?
HIV được hiểu là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus nhân lên và tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả là làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi với cái tên khác là bệnh cơ hội.

Con đường lây truyền của HIV là gì?
HIV là bệnh không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, người nhiễm HIV là nguồn lây truyền duy nhất cho những người xung quanh. HIV lây truyền chủ yếu qua ba con đường chính là:
Lây qua đường máu: Máu và các chế phẩm của máu có khả năng lây truyền bệnh HIV từ người sang người thông qua việc:
- Trường hợp dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm bệnh HIV.
- Trường hợp dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,… với người nhiễm HIV.
- Máu của người nhiễm HIV tiếp xúc với vết thương hở của người xung quanh.
Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV nghĩa là bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Đường hậu môn, đường âm đạo và sau cùng là đường miệng là những con đường nguy cơ lây bệnh cao nhất khi quan hệ.
Lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua ba con đường sau:
- Lây qua nhau thai trong quá trình mẹ mang thai.
- Truyền nhiễm qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu của người mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ.
- Lây qua đường sữa mẹ.
- Tuy nhiên, một số ít trường hợp hiếm gặp là người mẹ bị nhiễm HIV nhưng may mắn thay em bé sinh ra lại âm tính với HIV.

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến nhất hiện nay
Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?
HIV được nhắc đến với cái tên là căn bệnh “thế kỷ” mà trên thế giới chưa tìm ra thuốc đặc trị khỏi hoàn toàn. Nếu những người nhiễm HIV không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì không những họ bị treo “án tử” mà còn có nguy cơ lây nhiễm cao và rộng rãi cho những người xung quanh.
Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này và tình trạng lây lan nhanh chóng qua rất nhiều con đường của HIV mà trước khi thực hiện phẫu thuật các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi xét nghiệm HIV. Bởi nếu trường hợp không may người bệnh bị nhiễm HIV các bác sĩ trong ekip phẫu thuật cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và các cách phòng tránh lây nhiễm tốt nhất.
Do đó, đáp án cho câu hỏi trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không? Câu trả lời là “Có”, ngoại trừ trường hợp phẫu thuật khẩn cấp thì bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật có thể chia làm hai trường hợp là xét nghiệm tự nguyện và xét nghiệm bắt buộc. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn theo dõi mục tiếp theo.
Thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc và không bắt buộc trước khi phẫu thuật
Theo quy định tại Thông tư 33/2011/TT-BYT (26/8/2011) của Bộ Y tế: Những trường hợp sau đây sẽ cần thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc trước khi phẫu thuật:
- Người tham gia hiến mô hoặc bộ phận bất kỳ bộ phần nào trên cơ thể người cho người khác.
- Người được nhận mô hoặc bất kỳ bộ phận trên cơ thể người từ người hiến.
- Người tự nguyện cho tinh trùng hoặc noãn cho người khác.
- Người được nhận tinh trùng, noãn hoặc phôi từ người hiến.
- Người bệnh đã thực hiện khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng nhưng chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện nghi ngờ nhiễm HIV theo Quyết định số 3003 (19/8/2009) của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Ngoại trừ các trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc ở trên thì việc thực hiện xét nghiệm HIV khác được cho là tự nguyện.
Bắt buộc xét nghiệm ở đây được hiểu là bác sĩ sẽ không cần hỏi ý kiến của người bệnh mà có thể viết phiếu chỉ định xét nghiệm cho người bệnh. Người bệnh có nghĩa vụ chấp thuận và không được từ chối.
Nếu người bệnh không thuộc những trường hợp bắt buộc xét nghiệm mà bác sĩ vẫn viết phiếu chỉ định xét nghiệm mà không hỏi ý kiến bệnh nhân, như vậy tức có là bác sĩ đang vi phạm quy định về khám chữa bệnh. Việc vi phạm này người bệnh có thể phản ảnh với ban lãnh đạo cơ sở y tế khám chữa bệnh và bác sĩ đó sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Tham khảo: Hướng dẫn cách xét nghiệm HIV tại nhà chi tiết mới nhất 2022
Có thực sự cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật?
Như đã giải thích ở trên, vì mức độ nguy hiểm và lây nhiễm cao nên người bệnh cần thực hiện xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật. Nhất là đối với ngành y khi các bác sĩ tiến hành lấy máu, mẫu dịch, hay tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật cho những bệnh nhân dương tính với HIV.
Một ví dụ thực tế cho thấy trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy cấp, xuất huyết không ngừng, tim ngừng đập. Lúc này, 18 y bác sĩ đã được điều động nhanh chóng để thực hiện ca phẫu thuật khẩn cấp này. Thậm chí những y bác sĩ này họ đã không kịp mặc đồ phòng vệ cũng như đeo kính phòng hộ cho bản thân.
Cho đến khi kết thúc ca phẫu thuật, có kết quả xét nghiệm máu mới phát hiện bệnh nhân bị dương tính với HIV. Và tất cả 18 y bác sĩ này đều có nguy cơ lây nhiễm cao vì đã bị phơi nhiễm HIV trong ca phẫu thuật vừa rồi.
Từ ví dụ thực tế ở trên cho thấy, việc bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm HIV trước khi tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật là thực sự cần thiết. Vì khi đã có kết quả xét nghiệm HIV, cơ sở khám chữa bệnh sẽ đưa ra các chỉ định chuyên môn liên quan đến chính bệnh nhân đó hoặc những người tham gia phẫu thuật.
Đồng thời, việc cho người bệnh xét nghiệm HIV hoặc chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh, phát hiện kịp thời những rối loạn chức năng đi kèm theo bệnh chính. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị bệnh chính hiệu quả hơn.
Nói tóm lại, việc xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật là điều thực sự cần thiết cho cả người bệnh và đội ngũ y bác sĩ.
Như vậy, qua bài viết trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không của phòng khám Hoàng Cầu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh HIV và có đáp án cho câu hỏi có nên xét nghiệm HIV trước khi phẫu thuật hay không? Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm HIV tại phòng khám Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết một cách tốt nhất.