Căn bệnh thế kỷ HIV là một trong những nỗi lo lớn nhất của con người vì sự nguy hiểm của nó. Xét nghiệm HIV là cách duy nhất để bạn biết chính xác bản thân mình có đang mắc phải virus lây nhiễm khủng khiếp này hay không. Xét nghiệm HIV như thế nào và các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến nhất hiện nay là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về xét nghiệm HIV ngay qua bài viết sau đây từ Phòng khám chuyên khoa phụ sản Hoàng Cầu.
1. Khái niệm HIV và xét nghiệm HIV
HIV là tên gọi viết tắt của căn bệnh nguy hiểm Human Immunodeficiency Virus. Đây là loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng ở con người, khiến cho cơ thể người bệnh mất hoàn toàn sức đề kháng đối phó với bệnh tật. Một khi dương tính với HIV, người bệnh sẽ trở nên yếu ớt và rơi vào nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, sau cùng dẫn đến tử vong.
Xét nghiệm HIV cách duy nhất để phát hiện chính xác dấu ấn của virus HIV tồn tại trong cơ thể người. Để tiến hành xét nghiệm HIV, người bệnh phải đợi đủ thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể thì kết quả mới hiển thị chính xác.
2. Thời điểm cần xét nghiệm HIV
Sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể con người sẽ xuất hiện 3 kiểu hình nhân lên như sau:
- Giai đoạn 1 tuần đầu: Virus nhân lên nhanh chóng và lan đi khắp cơ thể. Người bệnh sẽ được phát hiện virus HIV ở trong dịch não tủy đầu tiên, trước khi phát hiện trong máu.
- Giai đoạn sau 3-6 tuần: Dấu hiệu biểu hiện của nhiễm trùng HIV sẽ bắt đầu suy giảm. 95% người bệnh sẽ cảm thấy khỏe mạnh trở lại và không biết mình đã bị nhiễm HIV.
- Giai đoạn sau 6 tuần: Từ giai đoạn này trở đi người bệnh có thể sẽ có những dấu hiệu của nhiễm HIV giai đoạn đầu. Xuất phát từ những biểu hiện giống như bệnh cảm cúm thông thường. Kết quả xét nghiệm HIV chưa đảm bảo độ chính xác cao.

Căn bệnh HIV cực kỳ nguy hiểm vì diễn biến nhiễm trùng của nó vô cùng thầm lặng. Thời điểm xét nghiệm tìm virus HIV cho ra kết quả chính xác nhất là giai đoạn sau khi nhiễm bệnh khoảng 2-3 tháng. Có đến 95% bệnh nhân xét nghiệm dương tính với HIV sau 5 tháng, kể từ khi phơi nhiễm virus HIV. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh phát hiện dương tính HIV sau vài năm bị lây nhiễm.
Hiện nay, các xét nghiệm HIV bằng máu thường sẽ thông qua 2 bậc:
- Xét nghiệm HIV bậc 1: thường là test nhanh và tiến hành 2 lần nhằm giảm tỷ lệ rủi ro sai lệch.
- Xét nghiệm HIV bậc 2: Khi kết quả từ bậc 1 dương tính, người bệnh sẽ phải trải qua một loạt các xét nghiệm bậc 2 để khẳng định chắc chắn kết quả nhiễm bệnh.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xét nghiệm HIV tại nhà chi tiết mới nhất 2022
3. Các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh HIV khác nhau. Sau khi xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh HIV đặc thù, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp với từng giai đoạn đang mắc phải. Áp dụng đúng phương pháp sẽ cho ra kết quả xét nghiệm HIV chuẩn xác và tiết kiệm chi phí tối đa.
3 phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến hiện nay bao gồm:
3.1 Xét nghiệm Axit Nucleic (NAT)
Xét nghiệm Axit Nucleic, hay còn được biết đến với tên gọi xét nghiệm NAT, là một loại xét nghiệm HIV bằng RNA. Người bệnh được chỉ định thực hiện loại xét nghiệm này khi bác sĩ muốn xác định sự tồn tại virus HIV trong máu bệnh nhân.
Xét nghiệm NAT cho ra kết quả chuẩn nhất là từ 10-33 ngày sau khi người bệnh được xác định phơi nhiễm HIV. Nếu kết quả xét nghiệm NAT âm tính sẽ tương đương với 2 trường hợp tại thời điểm đó:
- Cơ thể người bệnh không có virus HIV
- Cơ thể người bệnh có virus HIV nhưng chưa được phát hiện ra
Tuy nhiên, thời điểm này mới chỉ là thời kỳ “cửa sổ”, tức là giai đoạn cơ thể đang sản xuất kháng thể, nên người bệnh không được phép chủ quan.
Ngược lại, nếu cho kết quả xét nghiệm HIV bằng NAT cho ra dương tính thì có nghĩa là trong cơ thể người bệnh đã có dấu vết của HIV. Từ kết quả hiển thị mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp bằng thuốc kháng virus, hỗ trợ người bệnh sống khỏe mạnh trong nhiều năm.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí xét nghiệm vô cùng cao. Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm NAT chỉ khi cơ thể họ xuất hiện những nguy cơ đang phơi nhiễm HIV cao.
3.2 Xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể là xét nghiệm HIV dạng gián tiếp, dành cho những người nghi ngờ nhiễm bệnh từ 1-3 tháng, kể từ khi cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những kháng thể viêm nhiễm virus.
Quy trình xét nghiệm kháng thể sẽ bắt đầu bằng cách người bệnh hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme, hay còn gọi là ELISA – sàng lọc mẫu máu chứa kháng thể HIV:
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tại thời điểm đó cơ thể người bệnh không có virus HIV hoặc có nhưng chưa thể phát hiện ra
- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh sẽ phải tiến hành xét nghiệm ELISA lại. Nếu kết quả lần 2 vẫn dương tính thì người bệnh tiếp tục xác nhận bằng cách thực hiện phương pháp Western Blot hoặc xét nghiệm huỳnh quang.
Xét nghiệm kháng thể thường chỉ áp dụng với trẻ nghi nhiễm HIV trên 18 tháng tuổi và dùng trong trường hợp giám sát dịch tễ chẩn đoán người nhiễm HIV.

3.3 Xét nghiệm kháng nguyên
Xét nghiệm HIV phát hiện kháng nguyên là cách để bác sĩ phát hiện những chất lạ gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của người bệnh. Nếu người bệnh đã bị nhiễm bệnh thì kết quả kháng nguyên P24 sẽ hiển thị dương tính ngay lập tức trong giai đoạn từ 2-4 tuần, sau khi bị phơi nhiễm virus HIV.
Sau khi lấy mẫu máu để xét nghiệm kháng nguyên, bác sĩ sẽ phân lập mẫu virus đã thu được bằng phương pháp nuôi cấy tế bào, nhằm xác định sự nhân lên của HIV trong máu. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện được các axit nucleic hoặc DNA hiện có trong các tế bào nhiễm.
Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này chính là bạn có thể phát hiện trực tiếp kháng nguyên ngay cả khi virus chưa hình thành rõ trong cơ thể. Phương pháp này có thể sử dụng với trẻ nghi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi và thường được ứng dụng vào các trường hợp nhiễm cấp, theo dõi điều trị và tính kháng thuốc HIV. Sau 18-45 ngày kể từ khi phơi nhiễm là bạn đã có thể phát hiện virus HIV trong cơ thể bằng phương pháp xét nghiệm kháng nguyên.
4. Quy trình xét nghiệm HIV
Nếu đến xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết. Các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Người bệnh đăng ký tư vấn xét nghiệm HIV tại cơ sở uy tín
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Tùy vào tình trạng bệnh mà phương pháp thực hiện xét nghiệm sẽ khác nhau, có thể lấy máu hoặc dịch tiết trong cơ thể.
Bước 3: Cơ sở y tế sau khi nhận mẫu sẽ thực hiện kiểm tra và xử lý phân tích mẫu theo quy định. Kết quả xét nghiệm được điền vào phiếu và rà soát lại kỹ lưỡng
Bước 4: Nhận phiếu kết quả dương hoặc âm tính. Người bệnh có thể lặp lại các bước này nhiều lần để xác định kết quả chính xác nhất. Bạn có thể yêu cầu được bác sĩ chuyên môn tư vấn về kết quả.
Thời gian làm xét nghiệm sẽ rơi khoảng 20-30 phút nếu thực hiện test nhanh, đến vài ngày nếu bạn thực hiện các loại xét nghiệm HIV khác. Thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất là sau khi người bệnh phơi nhiễm với virus HIV từ 2-3 tháng. Nếu bạn có những dấu hiệu đã phơi nhiễm HIV, hoặc có những biểu hiện sớm của bệnh HIV thì nên tiến hành làm xét nghiệm sớm trong khoảng thời gian này.
5. Các kết quả xét nghiệm HIV
5.1. Kết quả xét nghiệm HIV âm tính
Nếu kết quả xét nghiệm HIV được trả về là âm tính với virus tương đương với 2 trường hợp:
- Người xét nghiệm không bị nhiễm bệnh HIV tại thời điểm xét nghiệm
- Người xét nghiệm chưa tới giai đoạn phát hiện được virus HIV trong cơ thể, cụ thể đang trong giai đoạn “cửa sổ”.
5.2 Kết quả xét nghiệm HIV dương tính
Một khi kết quả xét nghiệm hiển thị dương tính với HIV đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm HIV. Hãy lập tức liên hệ nhờ tư vấn từ bác sĩ điều trị để có những biện pháp kìm hãm sự phát triển của virus, giảm thiểu tuyệt đối rủi ro gây hại của chúng tới hệ miễn dịch. Bên cạnh đó bạn cũng được hỗ trợ làm kiểm tra bổ sung để xác nhận các loại bệnh khác trong cơ thể.

5.3. Kết quả không xác định
Kết quả xét nghiệm HIV có thể hiển thị không xác định bởi các nguyên nhân như sau:
- Người làm xét nghiệm đang mắc phải một trong các bệnh như: xơ gan, bệnh lao hoặc dùng các loại thuốc giảm khả năng nhận diện kháng thể.
- Người làm xét nghiệm đang trong giai đoạn “cửa sổ”, cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể nên cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính giả.
- Sai sót trong quá trình làm xét nghiệm.
Nếu kết quả HIV hiển thị không xác định, người bệnh nên kiểm tra lại sau đó khoảng 1-3 tháng để đảm bảo kết quả lên chính xác.
Khi phát hiện bản thân có nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn cần phải theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bản thân và liên hệ về với cơ sở uy tín để tiến hành kiểm tra xét nghiệm HIV. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh mà kết quả sẽ cho ra khác nhau, tốt nhất bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn để có lộ trình chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về thông tin xét nghiệm HIV cũng như đặt lịch dịch vụ xét nghiệm tại phòng khám phụ sản Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được chúng tôi có thể hướng dẫn bạn một cách tốt nhất.