Hiện nay có không ít mẹ bầu rơi vào tình trạng bị tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi nếu không được chẩn đoán kịp thời. Để tránh lưu lại những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, các bà bầu cần phải kiểm tra tiểu đường thai kỳ thường xuyên. Vậy tiểu đường thai kỳ và quy trình xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ sẽ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Phòng khám chuyên khoa phụ sản Hoàng Cầu.
1. Vì sao mẹ bầu cần phải tầm soát tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ, hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là thuật ngữ ám chỉ về tình trạng rối loạn dung nạp đường khởi phát được xác định lần đầu kể từ khi các mẹ mang thai. Khái niệm này hoàn toàn khác với tình trạng mắc bệnh tiểu đường từ trước giai đoạn mang thai.
Đây là một tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu không kịp thời phát hiện và tiến hành điều trị sớm thì căn bệnh này sẽ mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai và chuyển dạ. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé về lâu dài, mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra tiểu đường thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo rằng, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng cao là tình trạng đáng lo ngại với các mẹ bầu. Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý ở thai phụ, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các rủi ro không mong muốn như:
- Sảy thai
- Thai chết lưu
- Tăng huyết áp
- Phù tay chân
- Tiền sản giật
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
Các biến chứng tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm:
- Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh
- Nguy cơ vàng da sơ sinh
- Nguy cơ hạ đường huyết
- Nguy cơ bệnh đa hồng cầu
- Nguy cơ bệnh béo phì
- Nguy cơ suy hô hấp
- Nguy cơ rối loạn chuyển hóa khi còn nhỏ

Tình trạng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Đặc biệt là đối với các trường hợp như:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ luôn trên 30.
- Mẹ đã từng hạ sinh em bé nặng trên 4,5kg (10lb) khi sinh.
- Mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Gia đình có tiền sử người thân là cha mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường.
Do đó, kiểm tra tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp xét nghiệm là nhiệm vụ vô cùng bứt thiết để mẹ có thể an tâm đảm bảo sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của em bé trong quá trình mang thai. Đây là cách tốt nhất để mẹ xác định tỷ lệ mắc bệnh của bản thân. Từ đó, mẹ sẽ có thể cùng bác sĩ hỗ trợ kịp thời sử dụng biện pháp tránh xa những biến chứng nguy hiểm cho cả sản phụ lẫn thai nhi khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
2. Dấu hiệu các mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Hiện tại bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng nào xác định rõ ràng. Tuy nhiên, mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ rất có thể sẽ gặp một số dấu hiệu tương tự người mắc bệnh đái tháo đường thông thường:
- Bộ phận vùng kín có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện nấm men,…
- Các vết trầy xước, vết thương lâu lành hơn bình thường.
- Đột nhiên sụt cân trầm trọng mà không rõ nguyên nhân.
- Luôn trong tình trạng cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Cơ thể thường xuyên đau nhức vùng đầu, mệt mỏi, kiệt sức và không có năng lượng vận động.
- Khi đi vệ sinh phát hiện có nhiều kiến bâu xung quanh.

Theo báo cáo từ Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm 2021, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể chia thành 4 loại phổ biến như sau:
- Đái tháo đường loại 1: Do thiếu hụt insulin tuyệt đối ở mẹ.
- Đái tháo đường loại 2: Do thiếu hụt insulin tương đối ở mẹ (loại phổ biến nhất thường gặp nhất)
- Tiểu đường loại đặc biệt: Liên quan đến các bệnh lý đặc biệt như: đái tháo đường do rối loạn đơn gen không đồng nhất (monogenic diabetes syndromes), đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất gây nên (thuốc glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS).
- Tiểu đường thai kỳ: Thường được phát hiện khi thai nhi phát triển được đến 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
3. Mẹ bầu cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Trong quá trình mang thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ, toàn bộ hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin trong cơ thể mẹ đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết sinh sản. Do đó, từ giai đoạn này trở đi, các bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị sản phụ tiến hành kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ định kỳ dù không có tiền sử hay dấu hiệu mắc bệnh.
Thời điểm mắc bệnh phổ biến sẽ nằm trong khoảng từ tuần thứ 24 – 28. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ từ vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Thông thường, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có mong muốn được tăng lượng đường trong khẩu phần ăn vì tiêu hao nhiều năng lượng. Để có thể cân bằng năng lượng ở trạng thái lý tưởng, cơ thể mẹ bầu cần sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường cần gia tăng. Nhưng không phải cơ thể thai phụ nào cũng có thể đạt được trạng thái lý tưởng này.
Vì thế, Phòng khám chuyên khoa Phụ sản Hoàng Cầu khuyến khích các mẹ có nguy cơ mắc bệnh trung bình nên tiến hành làm xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 24 – tuần 28). Đối với trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, mẹ bầu nên xét nghiệm sớm trong lần khám thai đầu tiên.
4. Quy trình xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ
Nắm rõ quy trình kiểm tra tiểu đường thai kỳ sẽ giúp thai phụ an tâm tin tưởng và hỗ trợ cho quá trình xét nghiệm diễn ra suôn sẻ hơn. Hiện tại, xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ có thể phát hiện thông qua 2 hình thức xét nghiệm phổ biến khác nhau là: Xét nghiệm 1 bước và Xét nghiệm 2 bước.
4.1. Đối với xét nghiệm 1 bước
Ở phương pháp xét nghiệm 1 bước, thai phụ sẽ thực hiện test nghiệm pháp dung nạp Glucose qua đường uống. Tức là thai phụ sẽ uống 75g Glucose vào cơ thể, sau đó y tá sẽ lấy mẫu thử máu ở tĩnh mạch để tiến hành đo nồng độ Glucose ở mẹ bầu. Mẫu test sẽ được kiểm tra vào các mốc thời điểm: 1 giờ và 2 giờ sau khi thai phụ nạp Glucose.
Nghiệm pháp này chủ yếu thực hiện với các mẹ bầu chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm 1 bước là vào buổi sáng. Trước khi làm xét nghiệm, sản phụ nên nhịn ăn qua 1 đêm hoặc tối thiểu 8 giờ để cho ra kết quả chính xác nhất.
Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi xuất hiện bất thường 1 trong 3 chỉ số dưới đây:
- Tỷ lệ đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).
- Tỷ lệ đường huyết tại mốc 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).
- Tỷ lệ đường huyết tại mốc 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).
Ngược lại, nếu cả 3 chỉ số trên đều nhỏ hơn mức nguy hiểm thì thai phụ sẽ được xác định không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

4.2. Đối với xét nghiệm 2 bước
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước sẽ chủ yếu thực hiện với các thai phụ chưa từng được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. Cụ thể quy trình sẽ bao gồm 2 bước xét nghiệm như sau:
- Bước thứ nhất: Mẹ bầu sẽ uống đường Glucose khoảng 50g và tiến hành đo đường huyết sau 1 giờ. Ở bước này mẹ không cần phải nhịn đói qua đêm như phương pháp bên trên. Nếu kết quả xét nghiệm cho ra tỷ lệ Glucose huyết tương ≥ 130 mg/dL (7.2mmol/L) thì thai phụ sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp ở bước thứ hai.
- Bước thứ hai: Mẹ tiếp tục nạp Glucose 100g qua đường uống vào thời điểm bụng rỗng và đang đói. Mẹ nạp 100g Glucose pha cùng 250 – 300ml nước rồi sau đó đo mức Glucose huyết tương khi đói và tại các mốc 1-2-3 giờ sau khi uống. Sau mỗi 1 giờ bác sĩ sẽ chích máu từ ngón tay của thai phụ để lấy mẫu thử kiểm tra đường huyết và xác định cách mà cơ thể mẹ đang chuyển hóa đường.
Mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu kết quả sau 3 giờ phát hiện dấu hiệu bất thường của 1 trong 4 chỉ số dưới đây:
- Tỷ lệ đường huyết khi đói ≥ 95 mg/dl (5.3 mmol/l)
- Tỷ lệ đường huyết sau 1 giờ > 180 mg/dl (10.0 mmol/l).
- Tỷ lệ đường huyết sau 1 giờ 2 giờ > 155 mg/dl (8,6 mmol/l).
- Tỷ lệ đường huyết sau 1 giờ sau 3 giờ > 140mg/dl (7.8mmol/l).
Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện sức khỏe cho bản thân và bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
Bài viết trên đây Phòng khám Hoàng Cầu đã cung cấp chi tiết các thông tin kiểm tra tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết. Mẹ bầu nên chủ động xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ chu toàn sức khỏe của mình và thai nhi.
Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại phòng khám phụ sản Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết một cách tốt nhất.