Là một trong những xét nghiệm kỹ thuật được bác sĩ chỉ định, xét nghiệm D-dimer khi mang thai giúp mẹ bầu kiểm tra hiện tượng hình thành khối máu đông và phát hiện một số căn bệnh liên quan khác. Đây cũng là một trong những xét nghiệm cần thiết để bác sĩ nhanh chóng đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh kịp thời để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng Phòng khám chuyên khoa phụ sản Hoàng Cầu tìm hiểu kỹ hơn về xét nghiệm D-dimer cho mẹ bầu trong bài viết này.
1. Khái quát về xét nghiệm D-dimer khi mang thai
Theo nguyên tắc thông thường, quá trình hình thành cục máu đông sẽ luôn cân bằng với quá trình tiêu tan cục máu đông đó. Nếu hình thành cục máu đông, nồng độ D-dimer trong máu sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Nồng độ này sẽ quay trở về mức ổn định khi cục máu đông đã bị hoà tan.
Tuy nhiên, nếu cục máu đông không tan hay máu đông xuất hiện bất thường tại các mạch máu thì nó sẽ cản trở sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn. Điều này sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh cấp tính nguy hiểm. Để kiểm tra hiện tượng hình thành khối máu đông trong cơ thể, bạn cần thực hiện xét nghiệm D-dimer.

Hiện nay, xét nghiệm D-dimer là kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng phổ biến và được nhiều mẹ bầu thực hiện. Xét nghiệm D-dimer khi mang thai giúp phát hiện ra hiện tượng rối loạn đông máu và một số bệnh lý liên quan đến huyết khối. Thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm D-dimer, đặc biệt là khi xuất hiện một số triệu chứng như sưng phù nề chân, chân 1 bên bị đau yếu hoặc bị đổi màu, hay xuất hiện một số các biểu hiện lâm sàng như: đột ngột khó thở, tim đập nhanh, ho ra máu, đau ngực… Từ đây, các bác sĩ sẽ có căn cứ để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời nếu mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến khối máu đông.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi mẹ bầu cần biết
2. Có cần thiết thực hiện xét nghiệm D-dimer khi mang thai không?
Về cơ bản, mẹ bầu có thể sống chung với hội chứng tăng máu đông. Tuy nhiên, hội chứng này vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai phụ. Cụ thể, hội chứng là nguyên nhân gây ra:
- Hiện tượng sinh non, sảy thai trong khoảng thời gian tuần 22 – 37 tuần tuổi
- Thiểu năng nhau thai, suy tuần hoàn nhau thai khi mẹ bầu không cung cấp đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi
- Kìm hãm sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung, khiến cho bé không đủ cân nặng và nhỏ người hơn so với các bé khác
Với những hậu quả để lại của hội chứng tăng máu đông, mẹ bầu nên làm xét nghiệm D-dimer theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời có phương hướng điều trị cho mẹ và bé kịp thời.
3. Đối tượng đặc biệt nên xét nghiệm D-dimer khi mang thai
Các chuyên gia về sản khoa khuyến khích tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm D-dimer khi mang thai để được hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của mình trong quá trình mang thai. Đặc biệt là những mẹ bầu thuộc diện trường hợp được bác sĩ đặc biệt khuyến cáo làm xét nghiệm D-dimer như:
- Mẹ bầu có tiền sử sảy thai nhiều từ 3 – 5 lần, thường sảy thai trước và sau tuần thứ 10 không rõ nguyên nhân.
- Mẹ bầu đã từng có tiền sử bị lưu thai.
- Mẹ bầu đã từng sinh non vì hội chứng sản giật, tiền sản giật hoặc bất thường ở nhau thai trước khi thai nhi đủ 34 tuần
- Mẹ bầu có tiền sử từng mắc bệnh lý huyết khối khi mang thai.

Nếu trong quá trình mang thai hiện tại, mẹ bầu thuộc một trong các trường hợp trên thì phải liên hệ và trao đổi với bác sĩ sản khoa phụ trách ngay lập tức. Nhờ nắm rõ tiền sử bệnh của mẹ phối hợp cùng quá trình thăm khám sức khỏe hiện tại mà đội ngũ bác sĩ sẽ có thể phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong cả thai kỳ cho đến khi sinh nở.
Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết thai kỳ và những thông tin cần thiết cho mẹ bầu
4. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer cho thai phụ
Hiện nay có 2 kỹ thuật D-dimer phổ biến thường được các cơ sở y tế lớn áp dụng là xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên latex và xét nghiệm D-dimer siêu nhạy. Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và kỹ thuật tại cơ sở y tế mà mẹ lựa chọn mà bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ thực hiện những phương pháp khác nhau:
4.1 Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex (Latex agglutination D-dimer)
Đối với phương pháp D-dimer ngưng tập trên Latex, hay còn gọi là Latex agglutination D-dimer, khoảng giá trị nồng độ D-dimer < 500μg/L hay <0,5mg/L từ xét nghiệm sẽ được xem là kết quả bình thường. Tuy nhiên, xét nghiệm Latex sẽ có điểm yếu chính là độ nhạy không cao và chỉ phát hiện được khi bên trong cơ thể mẹ có sự hình thành nhiều cục máu đông. Trong trường hợp mẹ bầu chỉ có 1 cục máu đông thì kết quả vẫn cho ra âm tính. D-dimer ngưng tập trên Latex được các chuyên gia xem như phương pháp test độ nhạy và độ đặc hiệu để từ kết quả có thể chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
4.2 Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy (Ultrasensitive immunoturbidimetric test)
Đối với phương pháp D-dimer siêu nhạy, hay còn gọi là Ultrasensitive immunoturbidimetric test, thì khoảng giá trị chỉ số xét nghiệm < 1,1mg/L sẽ được xem là bình thường. Phương pháp xét nghiệm này được tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để kiểm tra nồng độ D-dimer. Trái với phương pháp D-dimer ngưng tập trên Latex, độ nhạy của xét nghiệm này cao hơn rất nhiều, thậm chí kết quả có thể phát hiện từ 1 cục máu đông rất nhỏ. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích mẹ nên thực hiện xét nghiệm D-dimer siêu nhạy để cho ra kết quả chính xác nhất.
5. Quy trình xét nghiệm D-dimer trong quá trình mang thai
Quá trình thực hiện xét nghiệm D-dimer khi mang thai được thực hiện khá đơn giản, cụ thể bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Thai phụ sẽ được lấy máu và cho vào ống nghiệm chứa chất chống đông citrat 3,8%.
- Bước 2: Đội ngũ y tế tiến hành phân tích chi tiết mẫu máu thu được trong phòng thí nghiệm.
Bước 3: Đưa ra dự đoán kết quả và tư vấn cho thai phụ.

Đối với xét nghiệm D-dimer âm tính, mẹ bầu sẽ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào về máu đông như huyết khối tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi.
Đối với xét nghiệm D-dimer dương tính, kết quả sẽ cho thấy hàm lượng D-dimer trong cơ thể mẹ đang cao hơn bao nhiêu so với mức cho phép. Tuy nhiên, kết quả sẽ chỉ ra nguy cơ cao trong cơ thể mẹ đang có cục máu đông trong mao mạch chứ không mang tính khẳng định hoàn toàn 100%.
Xem thêm: Trước khi phẫu thuật có xét nghiệm HIV không?
6. Cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm cho mẹ bầu
Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm D-dimer khi mang thai đang áp dụng phổ biến và cho phép triển khai thực hiện tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc. Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ phương pháp kỹ thuật cũng như đánh giá chất lượng cơ sở vật chất của các phòng khám trước khi đưa ra quyết định lựa chọn theo dõi lâu dài.
Phòng khám chuyên khoa Phụ sản Hoàng Cầu là đơn vị y tế chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia lành nghề trên 10-20 năm kinh nghiệm, sở hữu đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ quốc tế. Đặc biệt, Phòng khám chuyên khoa Phụ sản Hoàng Cầu cũng là nơi cung cấp trải nghiệm dịch vụ xét nghiệm D-dimer uy tín, dựa trên quy chuẩn chuyên môn của Bộ Y Tế với mức ngân sách phải chăng.
Bài viết trên đây từ Phòng khám chuyên khoa Phụ sản Hoàng Cầu đã cung cấp đến các mẹ bầu cái nhìn tổng quát về dịch vụ xét nghiệm D-dimer khi mang thai phổ biến. Nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân mẹ cũng như sự tăng trưởng an toàn cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên thực hiện xét nghiệm D-dimer khi cần thiết dựa trên sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch thăm khám thai định kỳ hoặc xét nghiệm D-dimer tại phòng khám Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết một cách tốt nhất.