Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám sức khỏe thai nhi theo đúng lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ đưa ra. Tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ giúp mẹ theo dõi và bảo vệ sức khỏe của mình và con trong suốt chu trình mang thai. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đến mẹ bầu các lịch khám thai định kỳ quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ từ Phòng khám chuyên khoa phụ sản Hoàng Cầu.
1. Tầm quan trọng của việc thực hiện lịch khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ không chỉ giúp bạn nắm rõ tình hình sức khỏe của mình và thai nhi mà còn được bác sĩ tư vấn trực tiếp về chế độ dinh dưỡng khi mang thai để phát triển thai kỳ khỏe mạnh. Tuân thủ các giai đoạn khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ:
- Giảm thiểu nguy cơ thai lưu xuống gấp 5 lần so với khi không khám thai.
- Cơ thể thai nhi sẽ được bảo vệ khỏe mạnh và có trọng lượng cao hơn.
- Xét nghiệm sàng lọc một số bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ cũng như sức khỏe người mẹ.

Việc khám thai định kỳ sẽ cần được thực hiện theo các khoảng thời gian nhất định, vì một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong giai đoạn đó của thai kỳ.
2. 6 phương pháp khám thai trong thai kỳ
Hiện nay có đến 6 phương pháp khám thai phổ biến thường được các bác sĩ sản khoa áp dụng cho mẹ trong quá trình mang thai:
- Siêu âm trong thai kỳ: Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh phản chiếu cụ thể của các cơ quan nội tạng, kiểm tra quá trình phát triển ở thai nhi. Siêu âm có thể được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt thai kỳ với hai cách chính là siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo bởi những kỹ thuật 2D, 3D, 4D, 5D.
- Xét nghiệm máu trong thai kỳ: Kết hợp giữa siêu âm và xét nghiệm máu mẹ để xác định nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đo độ mờ da gáy, sàng lọc protein huyết tương, tuyến sinh dục ở người, khám sàng lọc cơ bản,…
- Chọc ối trong thai kỳ: Xét nghiệm lấy một mẫu nhỏ nước ối để chẩn đoán các vấn đề về nhiễm sắc thể, khuyết tật ống thần kinh mở, tìm kiếm các vấn đề và rối loạn di truyền khác. Bác sĩ thường sử dụng phương pháp chọc ối ở tuần 15-20 của thai kỳ.
- Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS): Xét nghiệm tiền sản bằng mẫu nhỏ của mô nhau thai để kiểm tra các vấn đề về nhiễm sắc thể và tìm kiếm nguyên nhân rối loạn di truyền khác. CVS thường được sử dụng trong khoảng từ tuần thứ 10-13 của thai kỳ.
- Theo dõi tim thai của thai kỳ: Nhịp tim thai trung bình ở trẻ là từ 110-160 nhịp/phút. Nhịp tim có thể thay đổi khi bé đã thích ứng hoàn toàn các điều kiện trong tử cung.
- Xét nghiệm dung nạp glucose: Nếu nồng độ glucose ở mẹ bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Khám tiền sản trước khi mang thai là gì? Những điều cần lưu ý
3. Sổ tay ghi nhớ lịch khám thai định kỳ
3.1. Lịch khám thai lần đầu khi thai nhi được 5 – 8 tuần tuổi
Trong giai đoạn từ 5 tuần đến 8 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ bắt đầu lần khám thai đầu tiên khi xác định trễ kinh ít nhất 1 tuần. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định mẹ đã mang thai bao nhiêu tuần và theo dõi nhịp tim thai của bé, sau đó khám sàng lọc tổng quát về:
- Huyết áp, chiều cao, cân nặng.
- Nhóm máu và tình trạng thiếu máu
- Hệ miễn dịch rubella, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, chlamydia và HIV
- Nguy cơ thiếu vitamin D
3.2. Lịch khám thai lần 2 khi thai nhi được 11 – 13 tuần 6 ngày tuổi
Khoảng thời gian thai nhi được 11-13 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiến hành đo độ mờ da gáy ở bé tốt nhất. Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm ở bé như: Hội chứng Down, hở hàm ếch, bệnh sứt môi,…
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 2 này, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Siêu âm 3D, 4D
- Xét nghiệm Double Test
- Kiểm tra huyết áp và tăng trưởng thai nhi
3.3. Lịch khám thai lần 3 khi thai nhi được 16 – 22 tuần tuổi
Lần khám thai thứ 3 sẽ nhằm để phát hiện thai suy dinh dưỡng qua các mức tăng cân ở mẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành các bước khám thai như:
- Kiểm tra huyết áp.
- Đo bụng của bạn (sờ nắn bụng) để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé
- Kiểm tra Triple test.
Từ kết quả cho thấy, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt cho mẹ bầu. Tùy theo sức khỏe của thai phụ tại thời điểm đó mà bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác.
Tham khảo: Tìm hiểu về khám tiền sản hay sàng lọc dị tật thai nhi
3.4. Lịch khám thai lần 4 khi thai nhi được 22 – 28 tuần tuổi
22-28 tuần tuổi là thời điểm quan trọng để bác sĩ sản khoa có thể tầm soát lại các dị tật bất thường ở thai nhi thông qua siêu âm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu có thể thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 4 này, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra đo huyết áp.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của trẻ.
- Xét nghiệm dung nạp đường huyết bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Kiểm tra độ dài cổ tử cung mẹ.
- Tiêm phòng uốn ván VAT lần 1.
- Siêu âm kiểm tra hình thái thai nhi.
3.5. Lịch khám thai lần 5 khi thai nhi được 28 – 32 tuần tuổi
Một số vấn đề hình thái thai nhi sẽ hiển thị muộn trong giai đoạn này. Khám thai lần 5 ở khoảng 28-32 tuần tuổi sẽ giúp bác sĩ nhận biết tình trạng thai phát triển thai trong tử cung.
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 5, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra đo huyết áp.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của trẻ.
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé.
- Tư vấn về kế hoạch sinh nở.
- Xét nghiệm kiểm tra máu và nồng độ tiểu cầu.
- Tiêm phòng uốn ván VAT lần 2.
- Xét nghiệm nước tiểu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Chẩn đoán ngôi thai so với khung chậu của người mẹ.

3.6. Lịch khám thai lần 6 khi thai nhi được 32 – 34 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tập trung vào kiểm tra hình thái thai nhi và những tầm soát bất thường, độ bám nhau thai và lượng nước ối ổn định.
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 6, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra đo huyết áp.
- Đo bụng kiểm tra sự phát triển của bé.
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé qua Non-stress test
- Xét nghiệm nước tiểu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
Xem ngay: Quy trình xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ
3.7. Lịch khám thai lần 7 khi thai nhi được 34 – 36 tuần tuổi
Bác sĩ sẽ sờ nắn bụng của mẹ bầu để trực tiếp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của em bé. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ, bất đồng trong nhóm máu, thay đổi bất thường ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 7, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé qua Non-stress test
- Xét nghiệm nước tiểu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
- Tăm bông âm đạo kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).
- Kiểm tra kết quả nhóm máu Rh (-).
3.8. Lịch khám thai lần 8 – 9 – 10 khi thai nhi được 36 – 39 tuần tuổi
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và tư vấn thêm về các dấu hiệu sắp sinh mà mẹ cần nắm
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 8-9-10, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra đo huyết áp.
- Đo bụng kiểm tra sự phát triển của bé.
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé qua Non-stress test
- Xét nghiệm nước tiểu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
3.9. Lịch khám thai lần 11 khi thai nhi sau 39 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và cân nhắc tư vấn bạn sinh con bằng can thiệp hay tiếp tục chờ đợi sinh thường.
Trong đợt khám thai định kỳ lần thứ 11, mẹ bầu sẽ được chỉ định:
- Kiểm tra đo huyết áp.
- Đo bụng kiểm tra sự phát triển của bé.
- Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé qua Non-stress test
- Xét nghiệm nước tiểu nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
- Kiểm tra tốc độ nhịp tim thai và lượng nước ối phù hợp
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ hỗ trợ mang đến cho mẹ một quy trình sinh sản an toàn và thoải mái nhất. Để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé một cách tốt nhất, mẹ bầu hãy thực hiện các giai đoạn khám thai định kỳ theo như lịch hẹn của bác sĩ chuyên môn.
Gợi ý: Những điều cần biết về sinh mổ
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về sức khỏe thai nhi cũng như đặt lịch khám thai định kỳ tại phòng khám phụ sản Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được chúng tôi có thể hướng dẫn bạn một cách tốt nhất.