Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu an toàn, khoa học

Chăm sóc mẹ bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là điều hết sức cần thiết, bởi đây là giai đoạn vàng để con phát triển. Trong đó, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề quan trọng như mốc khám thai định kỳ, những dấu hiệu nguy hiểm và những kiến thức liên quan đến ăn uống, sinh hoạt để thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Các mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu trong thai kỳ còn được gọi là tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất và cũng là giai đoạn thai nhi yếu nhất. Nếu các tác nhân độc hại hoặc vi sinh vật xâm nhập sẽ dễ để lại các dị tật cho trẻ suốt đời. Vì vậy, chăm sóc mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Thời điểm cần khám thai trong 3 tháng đầu
Thời điểm cần khám thai trong 3 tháng đầu

Để chăm sóc bà bầu giai đoạn 3 tháng đầu và có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt, chuẩn bị cho những thay đổi lớn phía trước, bạn cần phải biết và nắm rõ những thay đổi ở mẹ như thế nào, thai nhi trong bụng phát triển ra sao,…  Và để nắm được những thay đổi của bà bầu và thai nhi, bạn cần đưa bà đầu khám thai định kỳ. Đây là các mốc khám thai định kỳ của mẹ bầu trong giai đoạn đầu: 

  • Thai được 5 – 8 tuần tuổi: Đây là mốc khám thai lần đầu của các mẹ bầu. Ở giai đoạn này, mẹ bầu được tiến hành siêu âm để xác định tim thai xuất hiện hay chưa và biết được tình trạng phát triển của thai nhi. 
  • Thai được 11 – 13 tuần 6 ngày tuổi: Đây là mốc khám thai quan trọng, đặc biệt là với các mẹ bầu lớn tuổi hoặc gia đình có tiền sử bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh. Giai đoạn này là thời điểm tốt nhất xác định nguy cơ mắc hội chứng Down và những bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. 

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để con khỏe mạnh

Tổng hợp các lịch khám thai định kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ

Dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần đi khám bác sĩ

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi còn rất nhỏ, đang hình thành và biệt hóa các bộ phận quan trọng của thai, kèm theo đó là một số nguy cơ gây sảy thai mà mẹ bầu cần lưu ý.

Thời điểm mẹ bầu cần đến bác sĩ kiểm tra
Thời điểm mẹ bầu cần đến bác sĩ kiểm tra

Một số dấu hiệu bất thường xảy đến và mẹ bầu cần thăm khám ngay: 

  • Ra máu âm đạo, máu màu đỏ hoặc đen. 
  • Ra máu cục hoặc máu lẫn dịch nhầy.
  • Đau co thắt, quặn bụng dưới.
  • Đau co thắt bụng kèm chuột rút.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi có một số dấu hiệu khác như: Chóng mặt, buồn nôn, sốt cao thường xuyên, đau thắt bụng kèm mồ hôi hột, những cơn đau kéo dài hơn 30 phút. Mẹ bầu cần nhanh chóng đến ngay các sơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ xử lý kịp thời.

Tham khảo: Khám tiền sản trước khi mang thai là gì? Những điều cần lưu ý

Tìm hiểu về khám tiền sản hay sàng lọc dị tật thai nhi

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu an toàn, khoa học

Chăm sóc mẹ bầu được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong các giai đoạn, 3 tháng đầu bao giờ cũng là giai đoạn khó khăn nhất, đặc biệt là khi mẹ bầu chưa có kinh nghiệm, còn nhiều bỡ ngỡ.

Dưới đây là những kinh nghiệm quan trọng mẹ bầu nên ghi nhớ và thực hiện để chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt nhất. 

Thực phẩm tốt cho thai kỳ

Ăn gì, uống gì khi mang thai trong 3 tháng đầu là vấn đề rất quan trọng. Giai đoạn này mẹ bầu vừa bước vào thai kỳ nên chưa thể quen với việc ăn cho 2 người. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén xuất hiện cũng khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống nhiều loại thực phẩm. Vậy nên, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để mẹ khỏe con phát triển tốt.

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Quá trình ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác sợ một số món ăn nhất định. Do đó, mẹ bầu không được ăn những thứ mình cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Nhưng mẹ phải bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể và ăn các thực phẩm dinh dưỡng sau: 

  • Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, hải sản,.
  • Thực phẩm giàu acid folic như bí đao, hạt họ đậu, súp lơ,…
  • Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gia cầm, trái cây tươi,…
  • Thực phẩm giàu Canxi, vitamin D như phô mai, sữa, các loại hạt, tôm, cá, ….
  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E, kẽm, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển đầu tiên của thai nhi.

Trong ba tháng đầu, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi chưa thể thích nghi được. Vì thế, ngoài việc ăn đủ chất mẹ bầu cũng cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé qua đường uống.

  • Uống các loại thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất, DHA,… (theo chỉ định của bác sĩ) 
  • Tự bổ sung bằng bằng cách uống nhiều sữa tươi, các loại nước ép.

Lưu ý: Các mẹ nên hạn chế uống lạnh để đảm bảo sức khỏe của hệ tiêu hóa. 

Thực phẩm nên tránh

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi còn yếu. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ suy giảm hệ miễn dịch vì vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý trong vấn đề dinh dưỡng. Tuy việc kiêng khem sẽ khá vất vả, nhưng sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và giúp thai nhi phát triển khỏe tốt, thông minh. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ: Rau sam, rau răm, rau ngót, khoai tây mầm, rau chùm ngây, quả mướp đắng, ngải cứu
  • Các loại trái cây: Đu đủ xanh, nhãn, vải đào, dứa, nhãn, vải, quả đào, mãng cầu, táo mèo. 
  • Hạn chế ăn các loại: Dưa hấu lạnh, vú sữa
  • Các loại thực phẩm muối: măng chua, dưa muối, hành kiệu ngâm chứa acid cũng không tốt cho mẹ và em bé.
  • Các loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn
  • Các loại đồ ăn chưa được nấu kỹ, đồ tái, gỏi sống,…

Bên cạnh các loại thực phẩm không nên ăn, mẹ bầu cũng cần tránh uống các loại đồ uống sau: 

  • Các loại nước uống có chứa chất kích thích như trà, cafe, bia rượu
  • Các loại nước ngọt 
  • Các loại đồ uống lạnh

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, vận động nhẹ nhàng cho cơ thể như đi bộ, tập yoga,… Nếu các mẹ bầu chọn yoga thì cần lưu ý vì trong yoga có một số thế phức tạp, động tác mạnh không tốt cho thai nhi ở 3 tháng đầu. 

Xem ngay: Quy trình xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Những hoạt động cần tránh

Những điều sau đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên mẹ bầu cần tránh:

  • Sơn móng tay
  • Tẩy trắng răng
  • Giơ 2 tay lên cao, không leo lên cao
  • Tự ý dùng thuốc điều trị
  • Quan hệ tình dục 
  • Hoạt động mạnh
  • Hút thuốc lá, dùng đồ uống có cồn
  • Căng thẳng, làm việc quá sức
  • Xông hơi, tắm bồn hay massage
  • Tiếp xúc với chó, mèo
  • Đến nơi đông người
  • Các bài tập thể dục gây mất sức
  • Các trò chơi cảm giác mạnh
Những hoạt động cần tránh khi chăm sóc bà bầu
Những hoạt động cần tránh khi chăm sóc bà bầu

Chăm sóc da cho bà bầu đúng cách

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm thay đổi hormone khiến da các mẹ bầu xuất hiện các vấn đề như mụn nội tiết, thâm nám, sạm da,…

Vì vậy, để cho bà bầu luôn xinh đẹp, lấy lại làn da tươi trẻ đầy sức sống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé, mẹ cần chăm sóc da một cách toàn diện. Các mẹ bầu nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên lành tính, các sản phẩm dành riêng cho bà bầu, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nền tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da. 

Bên cạnh đó, các mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý,… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Hy vọng bạn đã nắm rõ mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì. Được làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng nhưng cũng là một quá trình đầy gian nan, khó khăn. Để đảm bảo con yêu và cả bạn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, bạn nên lưu tâm đến những điểm cơ bản trên nhé. Nếu bạn muốn được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ kỹ hơn trong quá trình mang thai, chăm sóc mẹ bầu hãy đến Phòng khám chuyên khoa phụ sản Hoàng Cầu nhé.

Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch khám thai tại phòng khám Hoàng Cầu, hãy liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989 để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *