Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kỳ mang thai rất quan trọng vì nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng đắn sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, dễ chịu, an toàn và đó cũng là cách tốt nhất giúp con bạn sinh ra có một khởi đầu khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn uống như thế nào trong từng giai đoạn của thai kỳ và nên những loại thực phẩm nào?
Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai cơ thể phải chịu rất nhiều sự thay đổi như tăng cân nhanh chóng, cơ thể phù nề, tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,…. Những thay đổi đó không là gì vì họ được thực hiện thiên chức vô cùng thiêng liêng, đó là làm mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo bé con được sinh ra khỏe mạnh, người phụ nữ cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong nhiều tuần trước đó. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất, giúp người mẹ có đủ dưỡng chất, các vitamin, khoáng chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, giai đoạn đầu thai kỳ, các bà bầu thường bị ốm nghén không ăn uống được khiến cho quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, vì vậy nguồn dự trữ trước khi mang thai là rất quan trọng.

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối là điều rất cần thiết để mẹ và thai nhi có sức khỏe tốt. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tăng cân phù hợp, tránh mắc bệnh, giúp mẹ đủ sức để “vượt cạn”, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố liên quan rõ rệt nhất đến quá trình phát triển thai nhi và cân nặng, sức khỏe của trẻ sau sinh.
Nhưng nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau:
- Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim
- Con sinh ra có nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng
- Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh nguy như tiểu đường, thiếu máu,…
Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là điều hết sức quan trọng và cần được đặc biệt lưu tâm. Người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt cho quá trình nuôi con khỏe không chỉ trong khi đang mang thai mà ngay cả khi đã sinh con và cho con bú.
Xem thêm: Tổng hợp các lịch khám thai định kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ
Khám tiền sản trước khi mang thai là gì? Những điều cần lưu ý
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu theo từng tháng
Tình trạng sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến con từ lúc còn là bào thai cho đến khi sinh ra và nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn cần được các mẹ bầu quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, với các bà bầu lần đầu mang thai đây sẽ là giai đoạn rất lạ lẫm và đầy âu lo. Ba tháng đầu mang thai việc nghén, thèm ăn hoặc chán ăn, tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể thay đổi,… là những trải nghiệm của hầu hết các bà bầu. Các nghiên cứu cho biết, có đến 85% các bà bầu trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy, để giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén đồng thời tăng sức khỏe và bổ sung đủ chất cho mẹ và thai nhi, các bà bầu nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng cường bổ sung vitamin B6, uống các loại nước trái cây.
Ba tháng đầu, bà bầu cần tập trung bổ sung các chất quan trọng như axit folic, kẽm và iot từ các loại thực phẩm như: đậu xanh, đậu nành, tôm, cua, ốc, hàu, các loại hạt,… Ngoài ra, bà bầu cũng cần uống sữa để lấp đầy những thiếu hụt dinh dưỡng khi cơ thể không hấp thụ được từ thức ăn, bổ sung chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, các bà bầu hãy cố gắng vận động 20 phút mỗi ngày sẽ giảm được tình trạng mệt mỏi do ốm nghén mang lại nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Với các bà bầu, 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mang thai nhẹ nhàng và thoải mái nhất, vì lúc này cơ thể còn ít hoặc không còn bị ốm nghén. Ngược lại, đây là giai đoạn các bà bầu luôn có cảm giác thèm ăn. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ cần ưu tiên những chất sau đây:
- Chất đạm: Có nhiều trong thịt, trứng, cá, sữa…
- Acid béo không no cần thiết: Có nhiều trong cá hồi, gan cá thu, cá ngừ và sữa. Đặc biệt là DHA, bà bầu cần bổ sung hàm lượng DHA là 200mg/ngày.
- Năng lượng: Bà bầu cần thêm 360 kcal so với năng lượng mỗi ngày ở 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh.
- Sắt: Có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, rau lá xanh sẫm như rau ngót, rau muống, rau dền,…
- Acid folic: Có nhiều trong đậu xanh, đậu nành, cải xanh, rau mồng tơi, rau đay, cải bó xôi, sữa, măng tây, mộc nhĩ…
- Canxi: Có nhiều trong tôm, cua, cá nhỏ, lòng đỏ trứng,…
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đi khám thai định kỳ, các bà bầu cũng nên có chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý để mang đến một thai kỳ khỏe mạnh.
Tham khảo: Tìm hiểu về khám tiền sản hay sàng lọc dị tật thai nhi
Quy trình xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện để chào đời một cách khỏe mạnh. Đây cũng là giai đoạn người mẹ phải trải qua nhiều cơn đau, sưng, ăn uống khó tiêu, co thắt tử cung ngẫu nhiên, khó ngủ… Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung các chất dinh dưỡng: Năng lượng, chất đạm, sắt, acid folic, canxi, Vitamin D, DHA,…
Ngoài ra, các bà bầu cũng cần vận động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga giúp mẹ ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nên ăn, uống gì trong thời gian thai kỳ?
Các bà bầu khi mang thai ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trong chế độ ăn uống, tập luyện. Các mẹ hãy trao đổi với bác sĩ trong mỗi lần khám thai định kỳ để được hướng dẫn và giúp đỡ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bà bầu nên:
- Nói chuyện với bác sĩ về các dưỡng chất cần bổ sung trước khi sinh, chú trọng bổ bổ sung và tiêu thụ các thực phẩm đồ uống giàu folate, sắt, canxi và protein.
- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng mỗi ngày.
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón
- Thường xuyên hoạt động thể chất với cường độ phù hợp trong suốt thai kỳ
- Nếu các bà bầu có vấn đề với sức khỏe hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu.
Ngoài ra, bà bầu hãy tìm một địa chỉ khám thai uy tín và thường xuyên theo dõi thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Quan tâm: Những điều cần biết về sinh mổ
Nên kiêng ăn gì khi mang thai?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Các bà bầu cũng cần tránh và hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt, gây nguy hiểm cho thai nhi sau đây.
- Bà bầu không được ăn các loại thức ăn không được nấu chín hoặc thức ăn sống như: Thịt không được nấu chín, cá sống, trứng sống, các loại pho mai mềm, thịt nguội, thịt xông khói, chất ngọt nhân tạo…
- Bà bầu cần tránh xá các thức uống có cồn như bia rượu, hạn chế uống nước có gas vì đây là những thức uống gây hại cho thai nhi.
- Trong suốt thai kỳ người mẹ không được hút thuốc lá vì các chất độc hại trong thuốc lá có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi.
Các bà bầu muốn đảm bảo an toàn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự an toàn của mẹ và phát triển tốt của thai nhi. Hãy đến với Phòng khám phụ sản Hoàng Cầu hiện đại nhất Việt Nam để được thăm khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua từng giai đoạn, cùng xây dựng những thực đơn ngon miệng, đủ chất trong suốt thai kỳ. Tại Phòng khám phụ sản Hoàng Cầu, bạn còn được các chuyên gia hướng dẫn cách ăn “vào con không vào mẹ” giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Hãy liên hệ hotline: 024 3990 8989 để đặt lịch và nhận tư vấn tận tình của chúng tôi.