Những điều ba mẹ cần biết về các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em

Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết giúp bác sĩ biết được những gì đang diễn ra trong cơ thể trẻ. Hiện nay, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất đối với huyết học và y khoa bởi những công dụng, tiện lợi mà nó đem lại. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ khi cần kết quả xét nghiệm của con trên tay ắt hẳn các mẹ đều chưa hiểu hết về ý nghĩa của nó. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ cần làm xét nghiệm máu khi nào? 

Trong cơ thể, máu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tuần hoàn. Máu vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến từng tế bào và nhận lại khí cacbonic, các sản phẩm thai ra giúp các bộ phận hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, máu còn có chức năng miễn dịch, đảm bảo quá trình phát triển của bé.

Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết
Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết

Xét nghiệm máu chính là cách khảo sát các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu về số lượng, kích thước và hình thái. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định các dấu hiệu liên quan đến huyết học của trẻ em. Từ đó bác sĩ có thể xem xét kỹ hơn và sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường ở sức khỏe của trẻ. 

Đặc biệt, trẻ em thuộc vào các trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu. Cụ thể: 

  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt, bầm tím, sụt cân,…
  • Trẻ bị mất máu, đa hồng cầu
  • Trẻ bị thiếu máu hoặc nhiễm trùng máu. 
  • Trẻ mắc các bệnh về máu
  • Trẻ mắc bệnh, bác sĩ cần kiểm tra phản ứng của cơ thể với các loại thuốc hoặc điều trị bức xạ,…. 
  • Bác sĩ cần kiểm tra những ảnh hưởng bất thường đến các tế bào và số lượng máu khi trẻ xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường  
  • Kiểm tra số lượng các tế bào thành phần máu ở trẻ
  • Kiểm tra tình trạng thể chất, sức khỏe của trẻ 
  • Kiểm tra nhóm máu của trẻ

Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ

Khi con bạn được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm công thức máu, việc bạn có thêm nhiều hiểu biết về các chỉ số nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm bắt tình trạng của con. 

Các chỉ số quan trọng trong phiếu xét nghiệm máu của trẻ: 

Chỉ số hồng cầu – RBC

RBC là số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Mỗi ngày, cơ thể con người có khoảng 200 – 400 tỷ tế bào máu chết đi, do đó lượng hồng cầu cần thay thế là rất lớn. Quá trình xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định RCB – Số lượng hồng cầu trong cơ thể đang ở mức bình thường, tăng cao hay giảm sút.

Theo các chuyên gian, số lượng hồng cầu trong cơ thể trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi, cụ thể: 

  • Trẻ sơ sinh (đủ tháng): Số lượng hồng cầu dao động khoảng 4.5 – 6×1012/L. Sau đó lượng hồng cầu sẽ giảm mạnh vì trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng vàng da, vỡ hồng cầu sinh lý. 
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Số lượng hồng cầu ổn định ở mức 3.5 x 1012/L 
  • Trẻ trên 2 tuổi: Số lượng hồng cầu ổn định ở mức 4 x 1012 /L

Nếu kết quả xét nghiệm lượng hồng cầu của trẻ thấp hơn mức giới hạn cho phép đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải các bệnh như thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy, mất máu,… Nhưng nếu lượng hồng cầu của trẻ cao hơn mức giới hạn cho thấy có thể trẻ đang có nguy cơ mắc  bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước.

Chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu
Chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu

Chỉ số dung tích hồng cầu – HCT

Hematocrit – HCT là chỉ số dung tích hồng cầu, phản ánh tỷ lệ hồng cầu trong thể tích máu dưới đơn vị %. Đây là một trong những chỉ số máu rất quan trọng ở trẻ. Với những trẻ khỏe mạnh, chỉ số HCT sẽ là: 

  • Trẻ sơ sinh là 56%
  • Trẻ 1 tuổi là 35%

Trường hợp trẻ bị mất máu, thiếu máu hoặc xuất hiện sẽ khiến chỉ số HCT giảm. Nhưng nếu chỉ số HCT tăng đó là biểu hiện của trẻ mắc phải các bệnh như bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu.

Chỉ số Hemoglobin – HBG

Hemoglobin hay còn được gọi là huyết sắc tố, đây là một phân tử có protein trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ. 

Trẻ khỏe mạnh sẽ có chỉ số  HBG bình thường là: 

  • Trẻ mới sinh: Chỉ số HBG ở mức 170 -190g/L sau đó giảm dần 
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Chỉ số HBG ở mức 96- 110 g/L
  • Trẻ trên 2 tuổi: Chỉ số HBG tăng dần, sau đó ổn định mức 120 – 140g/L.

Tuy nhiên, chỉ số này sẽ giảm nếu trẻ bị gặp tình trạng: Mất nước, bệnh tim mạch, bỏng. Nhưng nếu trẻ bị thiếu máu, xuất huyết, tán huyết,… chỉ số HBG sẽ tăng. 

MCV – Thể tích trung bình của một hồng cầu

MCV= Hematocrit/Tổng số lượng hồng cầu

Cơ thể trẻ sơ sinh thông thường chỉ số này khá cao, trên 100 femtoliter. Khi chỉ số này tăng, trẻ sẽ được chẩn đoán bị thiếu máu do thiếu hụt B12 và acid folic. Nhưng nếu, chỉ số MCV giảm đây là dấu hiệu chứng tỏ trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như: Thiếu máu, thiếu máu bẩm sinh hoặc thiếu máu do các bệnh lý mãn tính.

Chỉ số huyết sắc tố trung bình – MCH

MCH= Hemoglobin / Tổng số lượng hồng cầu

Ở trẻ, chỉ số MCH thường nằm trong khoảng từ 27 – 32 picogram (pg). Nếu chỉ số MCH cao hơn bình thường trẻ sẽ được chẩn đoán là thiếu máu hồng cầu to, trường hợp giảm là do thiếu máu thiếu sắt.

Chỉ số bạch cầu – WBC

Bạch cầu là các tế bào giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh dựa vào quá trình thực bào hoặc miễn dịch.

Theo các chuyên gia số lượng bạch cầu sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, cụ thể: 

  • Trẻ mới sinh: Chỉ số bạch cầu khoảng 20 – 30 x 109/L. 
  • Trẻ 7 – 15 ngày tuổi: Lượng bạch cầu giảm xuống và ở mức 10-12 x 109/l
  • Trẻ sau 1 tuổi: Lượng bạch cầu ổn định ở mức 6-8 x 109/l

Nếu trẻ gặp các vấn đề như viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,… sẽ khiến cho chỉ số bạch cầu trong máu giảm. Nhưng khi trẻ có chỉ số bạch cầu tăng đó là do thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,…

Chỉ số xét nghiệm bạch cầu trong máu
Chỉ số xét nghiệm bạch cầu trong máu

Chỉ số bạch cầu trung tính – NEUT

Bạch cầu trung tính là thành phần quan trọng có chức năng ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. .

Theo các chuyên gia chỉ số bạch cầu trung tính ở trẻ là: 

  • Trẻ sau sinh 6 –  8 giờ: Lượng bạch cầu chiếm 60-65% 
  • Trẻ sau sinh 7 ngày: Lượng bạch cầu giảm dần và ở mức 45% 
  • Trẻ 9 – 10 tháng tuổi: Lượng bạch cầu giảm dần còn 30% 
  • Trẻ 5 – 7 tuổi: Lượng bạch cầu ở mức 45% 
  • Trẻ từ 14 tuổi: Giống người lớn, lượng bạch cầu ở mức 60-65%.

Với những trẻ bị nhiễm trùng cấp, nhồi máu cơ tim,… sẽ có lượng bạch cầu tăng bất thường. Nhưng nếu trẻ có sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm kim loại nặng,… sẽ khiến cho lượng bạch cầu giảm. 

Chỉ số tiểu cầu – PLT

Chỉ số xét nghiệm tiểu cầu trong máu
Chỉ số xét nghiệm tiểu cầu trong máu

Khi các thành mạch bị tổn thương gây chảy máu, tiểu cầu sẽ kết tập tại đó cho đến khi hình thành nút tiểu cầu bịt kín vết thương giúp máu ngưng chảy.

Ở trẻ sơ sinh số lượng tiểu cầu ở mức 100-400 x 109/L, nhưng ngoài tuổi sơ sinh trẻ sẽ có lượng tiểu cầu là 150 -300 x 109/L.

Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em nói lên điều gì?

Các chỉ số xét nghiệm máu nếu trên góp phần quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, các chỉ số này còn giúp bác sĩ theo dõi các tác dụng của thuốc lên cơ thể bé, kể cả những tác dụng không mong muốn. 

Bất kỳ sự bất thường nào trong các chỉ số trên đều phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ và nguyên nhân gây ra các vấn đề đó, 

Do đó, ba mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có được hướng dẫn đúng đắn. Từ đó, ba mẹ sớm có được những biện pháp điều trị giúp bé phát triển toàn diện và có sức khỏe tốt nhất.

các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em
các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em

Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ?

Xét nghiệm công thức máu là cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Và để quá trình này đạt hiệu quả cao nhất, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cho trẻ uống các loại thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu ba mẹ đã cho con uống cần thông báo cho bác sĩ biết đẻ có biện pháp xử lý phù hợp. 
  • Có một số loại xét nghiệm yêu cầu trẻ nhịn ăn, do đó ba mẹ cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ
  • Trẻ đang bú, khi ba mẹ đưa trẻ đi xét nghiệm máu mẹ cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Vì bé có thể hấp thụ các chất này thông qua sữa mẹ. 

Bài viết trên đây Phòng khám Hoàng Cầu đã cung cấp chi tiết các thông tin các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em mà ba mẹ nên biết. Hy vọng qua bài viết này ba mẹ đã có thêm nhiều hiểu biết về các chỉ số xét nghiệm máu. Qua đó, ba mẹ càng vững tin hơn đồng hành cùng con yêu. Mọi thông tin chi tiết liên hệ HOTLINE: 024 3990 8989.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *